Gỡ vướng cơ chế - Điện mặt trời mái nhà được mua bán trực tiếp không qua EVN

Cập nhật: 06-07-2024 03:48:57 | Tin Tức HGS | Lượt xem: 361

Cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn. Cơ chế DPPA vừa được chính phủ ban hành tại Nghị định số 80 năm 2024. Theo đó thì chúng ta sẽ có hai hình thức mua bán và giao nhận điện năng lượng tái tạo. Một là các bên mua bán điện thông qua đường dây của lưới điện quốc gia và hai là các tổ chức cá nhân tự đầu tư đường dây riêng để mua điện trực tiếp từ nhà máy năng lượng tái tạo.

Gỡ vướng cơ chế mua bán điện mặt trời trực tiếp

Một điểm rất đáng chú ý trong nghị định mới này đó chính là đã mở rộng hơn đối tượng tham gia mua bán điện năng lượng tái tạo tức là mở rộng cả về bên mua và cả về bên bán.  Bản dự thảo đầu tiên thì theo cái Cơ chế DPPA này thì chỉ có giới hạn những cái đối tượng đó là tham gia về điện gió và điện mặt trời.

Xem thêm: 

Hoàng Gia Solar – Tham dự phiên kết nối cung cầu công nghệ chuyển đổi xanh và tuần hoàn tại sở KHCN Hải Phòng

Dự thảo: Điện mặt trời mái nhà sẽ được mua bán trực tiếp

 

Đây chính là cái điểm mới ở trong nghị định, cụ thể là với phương án mua bán điện qua đường dây riêng thì bên phát năng lượng tái tạo được tham gia. Cơ chế này gồm có điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ,  điện sinh khối,  điện nhiệt sóng biển thủy triều hải lưu và điện mặt trời mái nhà. Các dự án này không giới hạn về công suất nhưng phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực hoặc là được miễn trừ giấy phép theo đúng với quy định của pháp luật.

Điện năng lượng mặt trời, Hệ thống Heat pump - Hoàng Gia Solar

Còn đối với phương án mua bán điện thông qua lưới điện quốc gia thì vẫn chỉ có điện gió và điện mặt trời. Điều này cũng là để đảm bảo hệ thống điện lưới có thể hoạt động được vận hành một cách chơn chu và an toàn. Tính riêng điện mặt trời áp mái thôi thì thông kê cũng đã có khoảng hơn 100.000 dự án và việc mở ra hướng điện mặt trời mái nhà có thể tham gia được mua bán điện trực tiếp thì cũng có lẽ là sẽ gỡ vướng cho loại hình năng lượng này.

Con số 100.000 dự án điện mặt trời mái nhà Việt Nam là một con số rất là lớn nhưng theo Cơ chế dppa này nó không chỉ có ý nghĩa với những cái doanh nghiệp hoặc là với những cái đơn vị thực hiện điện mặt trời áp mái. Thực tế là ngày hôm nay, rất là nhiều chuyên gia và doanh nghiệp họ đều bày tỏ sự hoan nghênh với nghị định mới của chính phủ bởi lẽ là khi mà nhìn về góc độ của bên bán điện khi tham gia vào cơ chế DPPA thì họ sẽ có thể dự báo được doanh thu trong tương lai dài hạn nhờ chủ động tìm kiếm được khách hàng cũng như là đàm phán giá bán.

Mở rộng đối tượng mua bán điện năng lượng tái tạo

Trước đây, đối với những dự án phát triển năng lượng, đối tượng mà họ bán thì họ chỉ có thể bán cho EVN là đối tượng mua điện duy nhất. Nhưng với Nghị định này thì người mua sẽ phong phú hơn. Đối tượng sẽ là những người tiêu thụ trực tiếp và có nhu cầu sử dụng điện năng lượng tái tạo chứ không chỉ là EVN.

Đối với nhóm đối tượng thứ hai chính là người mua. Trong các dự tháo DPPA trước, Bộ Công thương cũng đã có những quy định rất rõ ràng nhóm khách hàng này thì phải có mức tiêu thụ điện năng trên 500.000 kWh/tháng. Điểm mới của nghị định đã nới lòng về yêu cầu này xuống mức chỉ còn 200.000 KWh/tháng.

Theo khảo sát từ các Tổng công ty Điện lực thì hiện nay có khoảng 3200 khách hàng sử dụng điện có mức tiêu thụ trên 500.000 KW mỗi tháng. Trong khi đó thì nhóm sử dụng trên 200.000 KW thì lại có đến 7700 khách hàng. Như vậy là việc mở rộng thêm đối tượng được mua điện tái tạo trực tiếp được cho là sẽ giúp nhiều doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn điện sạch hơn dựa vào nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo trên thị trường.

Bộ công thương cho biết quy định về mức tiêu thụ điện năng là 500.000 KW mỗi tháng vẫn là khá cao. Để đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp, thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công thương điều chỉnh xuống mức thấp hơn là 200.000 KW mỗi tháng, thông qua đó thì đã giúp cho hơn 4500 khách hàng trong giải ngưỡng từ 200.000kWh đến 500.000 kWh mỗi tháng được quyền tham gia cơ chế mua điện trực tiếp.

Ảnh hưởng của cơ chế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài

Theo các chuyên gia, cơ chế mua bán điện trực tiếp sẽ khuyến khích nhà đầu tư phát triển năng lượng tái tạo các doanh nghiệp sản xuất sớm có được chứng chỉ năng lượng tái tạo. Chứng chỉ giảm phát thải carbon là điều kiện để tăng sức cạnh tranh hàng hóa khi xuất khẩu ra các thị trường quốc tế.

Nhiều chủ doanh nghiệp chia sẻ, việc điều chỉnh lần này làm thỏa lòng của rất nhiều khách hàng cũng như là họ rất là ủng hộ với cơ chế này. Trước đây khách hàng chỉ mua điện qua nguồn tập đoàn điện lực Việt Nam vì thế doanh nghiệp sẽ không thể biết là mình mua điện từ dự án nhiệt điện thủy điện hay năng lượng tái tạo. Nhưng thông qua cơ chế DPPA doanh nghiệp biết chắc là mình đang mua điện sạch hay không.

Điều này có ý nghĩa rất lớn cho ngành sản xuất Khi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước yêu cầu xanh hóa ngày càng cao hiện nay rất là nhiều nước ở Châu Âu, châu Mỹ thì hoặc Bắc Mỹ.  Đối với thị trường khó tính, họ luôn yêu cầu nhất định đối vớihàng hóa xuất khẩu và thị trường là phải sử dụng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo.

Ví dụ như họ đưa ra các quy định về AI100,  có nghĩa là sản phẩm của bạn có thật sự là sản xuất bằng 100% năng lượng tái tạo hay không. Với nghị định DPPA này,  nó sẽ tạo cơ hội cho các nhà sản xuất để họ có thể chứng minh được với người mua và thị trường mà họ xuất khẩu vào. Sản phẩm của họ được sản xuất từ các cái nguồn năng lượng tái tạo và có giấy chứng nhận chứng minh được cái nguồn điện mà doanh nghiệp sử dụng để sản xuất ra cái hàng hóa đó.

Theo khảo sát, nhóm khách hàng lớn chiếm đến 40% tổng lượng điện năng tiêu thụ trên toàn quốc. Việc cho phép họ được mua bán điện tái tạo trực tiếp cũng là cách giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia. Theo phân tích, rõ ràng là cả bên mua và bên bán sẽ đều có lợi khi mà thực hiện Nghị định DPPA. Điều này thì chắc chắn sẽ mở ra một cái cơ hội phát triển cho thị trường năng lượng tái tạo và hướng đến thực hiện thành công các mục tiêu của quy hoạch điện VIII.

Qua trao đổi với cả các doanh nghiệp thì họ cho biết rằng, tham gia vào cơ chế dppa thì các doanh nghiệp không chỉ là hưởng được những cái chứng nhận về xanh thể hiện được cái uy tín trong việc cam kết toàn cầu sử dụng năng lượng tái tạo và phát triển bền mà  doanh nghiệp họ còn đảm bảo được nguồn cung năng lượng tái tạo trong dài hạn đồng thời thì cũng giảm thiểu được rủi ro về giá cả biến động.

Khảo sát cuối năm ngoái của Bộ Công Thương cho thấy là có khoảng 20 doanh nghiệp lớn mong muốn mua điện trực tiếp với tổng nhu cầu là gần 1000 MW, cùng với đó là có 24 dự án năng lượng tái tạo với công suất 1773 MW muốn bán điện tái tạo.

Cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA này sẽ là tạo ra sự chủ động cho các thành viên trên thị trường khi mà hai bên sẽ được thỏa thuận về mức giá sản lượng ở trong dài hạn và Nghị định được ban hành chính là cơ hội để các doanh nghiệp hiện thực hóa tham vọng phát triển năng lượng tài tạo của mình.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG HÓA HOÀNG GIA

  • Địa chỉ: Số 103 Khúc Thừa Dụ, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Hải Phòng
  • Tel: 0919343368
  • Email: tudonghoahoanggia1@gmail.com
  • Website: https://hgsolar.vn

 

   DMCA.com Protection Status